Thay vì học các môn đơn lẻ như trước đây, học sinh lớp 6 năm nay học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, học liên môn tích hợp Lịch sử – Địa lý. Điều này không chỉ khiến học sinh bỡ ngỡ trong việc học mà còn khiến các con thiếu định hướng trong việc ôn tập cho các bài kiểm tra. Để giúp con chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra giữa học kỳ I sắp tới, cha mẹ cùng xem cấu trúc đề thi giữa kỳ I Lịch sử – Địa lý 6 và phương pháp làm tốt các dạng bài nhé!
Cấu trúc đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử – Địa lý
Về hình thức kiểm tra, cấu trúc đề thi/đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử – Địa lý 6 gồm 2 phân môn là Lịch sử và Địa lý. Đề thường kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm nhằm kiểm tra đủ về độ rộng và độ sâu kiến thức mà học sinh đã đạt được, bao gồm:
– Phần Lịch sử: Quy ước về công lịch, nguồn gốc của loài người, tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ, phương thức kiếm sống đầu tiên của người tối cổ; vai trò của công cụ mới ra đời đối với sản xuất, vai trò của lao động đối với quá trình phát triển loài người; đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
– Phần Địa lý: Bản đồ, Trái đất và cấu tạo của Trái đất.
Cùng tham khảo đề thi giữa học kỳ I môn Lịch sử – Địa lý 6 năm 2021 – 2022 (Sách Kết nối tri thức) và các tiêu chí chấm điểm dưới đây nhé!
Phương pháp và kỹ năng làm các nội dung câu hỏi trong đề thi giữa học kỳ I
Phần Lịch sử
Phương pháp chung khi làm phần Lịch sử
Để làm tốt các câu hỏi trong phần Lịch sử, học sinh cần biết phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện, nhận xét vận dụng các kiến thức đã học.
Kỹ năng làm bài và các kiến thức cần nhớ
Đầu tiên, trong phân môn Lịch sử, học sinh cần nắm được quy ước của Công lịch, trong đó:
1 thập kỷ = 10 năm
1 thế kỷ = 100 năm
1 thiên niên kỷ = 1000 năm
Bên cạnh đó, các con cũng cần biết xác định nguồn tư liệu dựa vào hiện vật.
Nội dung chính trong chương trình Lịch sử 6 nửa học kỳ I là nguồn gốc của loài người và những dấu tích của người tối cổ; những đặc điểm về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
Kiến thức cần ghi nhớ:
– Con người phát triển từ vượn người → người tối cổ → người tinh khôn. Người ta đã tìm ra các dấu tích của người tối cổ: răng, xương hoá thạch, công cụ lao động bằng đá. Tại Việt Nam, di cốt người tối cổ đã được tìm thấy tại hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn)
– Những đặc điểm về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta còn đơn giản, sơ khai, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Phần Địa lý
Kỹ năng làm bài và các kiến thức cần nhớ
Đề làm tốt phần này, học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản đã được học trong nửa học kỳ vừa rồi. Trong đó
– Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào kinh tuyến, vĩ tuyến; xác định toạ độ địa lý; xác định các nửa cầu, các điểm cực
– Khái niệm bản đồ và vai trò quan trọng của bản đồ trong học tập, đời sống:
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở Toán học, trên đó các đối tượng địa lý được thể hiện bằng các ký hiệu trên bản đồ.
– Trình bày được hệ quả của việc tự quay quanh trục của Trái đất
– Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỷ lệ bản đồ: Để làm được bài tập này, học sinh cần biết đọc tỷ lệ bản đồ để thực hiện phép tính đúng.
Ví dụ: Tỉ lệ 1 : 6 000 000 nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 6 000 000 cm trên thực tế, tương đương 60km.
Cấu trúc khóa học gồm hai phần Lịch sử và Địa lý, mỗi phần gồm các bài giảng, bài tập tự luyện và bài kiểm tra giúp học sinh nắm chắc các kiến thức lý thuyết, đồng thời thực hành giải bài tập ngay sau khi học xong để ghi nhớ và áp dụng vào thực tiễn.
Những bài giảng không chỉ là kiến thức trong sách vở mà còn là sự gợi mở, gắn bài học với cuộc sống, từ đó khơi gợi trí tò mò, niềm say mê tìm tòi cho mỗi học sinh. Hệ thống kiến thức trong khoá học được xây dựng theo từng chủ đề với những hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện các dạng bài trong chương trình giúp học sinh vững kiến thức, rèn tốt kỹ năng. Ngoài ra, với việc thiết kế bài giảng một cách trực quan, sinh động và lôi cuốn, việc học Lịch sử – Địa lý với học sinh trở nên thân thuộc, gần gũi chứ không hề khô khan. Kiến thức học vừa áp dụng vào thực tiễn, vừa giúp các con dễ dàng chinh phục điểm cao trong các bài kiểm tra.
-ST Thái Sơn-